Dinh dưỡng theo tây y

Trong y học hiện đại có quan niệm về thực phẩm nóng – lạnh hay không?

Cập nhật950
0
0 0 0
Y học cổ truyền có khái niệm về thực phẩm hàn – nhiệt (nóng – lạnh) và ăn uống phải phù hợp với cơ địa. Vậy trong y học hiện đại có tồn tại khái niệm tương tự hay không? Hãy tìm hiểu cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Nếu như trong y học cổ truyền, thực phẩm gồm tứ tính là hàn, lương, ôn, nhiệt (lạnh, mát, ấm, nóng) thì trong y học hiện đại, thực phẩm cũng được chia thành 4 nhóm là nhóm cung cấp chất bột đường (carbohydrate), nhóm cung cấp chất đạm (protein), nhóm cung cấp chất béo (lipid) và nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất, cụ thể:
  • Nhóm thực phẩm cung cấp chất bột đường (carbohydrate): gạo, ngô, khoai, sắn, bún, phở, mì, miến….
  • Nhóm cung cấp chất đạm (protein): thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu….
  • Nhóm cung cấp chất béo (lipid): dầu, mỡ, các loại hạt (lạc, vừng..)
  • Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất: trái cây, rau xanh, củ quả
Bản chất những thực phẩm có tính hàn trong y học cổ truyền là các thực phẩm chứa ít năng lượng (calo) và giàu kali, canxi; thực phẩm có tính nhiệt là những thực phẩm nhiều đường, nhiều giàu mỡ, nhiều muối, nhiều năng lượng khi đi vào cơ thể chúng gây tăng đường huyết và tạo ra nhiều năng lượng, làm cơ thể có cảm giác nóng lên.

Trong y học hiện đại không có khái niệm rõ ràng về thực phẩm nóng – lạnh. Phần lớn thực phẩm khi đi vào cơ thể đều sẽ tạo ra năng lượng và sinh nhiệt lượng, tức là sẽ làm cơ thể nóng lên, tuỳ theo lượng năng lượng mà thực phẩm đó cung cấp là nhiều hay ít.

Cần lưu ý lựa chọn loại thực phẩm phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng theo độ tuổi, thể trạng…. Những người thừa cân béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp, không nên ăn các thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ, gia vị, muối. Hoặc một số người bị dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định thì không nên ăn loại thực phẩm đó.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng là chìa khoá cho sức khoẻ

Rõ ràng, có những điểm khác nhau về quan niệm thực phẩm nóng – lạnh giữa 2 nền y học cổ truyền và y học hiện đại. Tuy nhiên, mối liên quan giữa chế độ ăn uống và sức khoẻ là điều cả 2 nền y học đều đã công nhận. Cho dù có những quan niệm khác nhau, nhưng cả y học phương Đông và Phương  Tây đều đã cho  rằng, chìa khoá để có một cuộc sống khoẻ mạnh chính là một chế độ ăn đa dạng, cân bằng dinh dưỡng. Để đạt được điều này, khi kết hợp thực phẩm, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm
  • Đảm bảo ăn đủ thực phẩm tại 4 nhóm: bột đường (carbohydrate), đạm (protein), béo (lipid), vitamin và khoáng chất
  • Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi
  • Uống nhiều nước
  • Tập luyện thể thao hàng ngày

TS.BS. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Nguồn
Lượt xem12/04/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng