Dinh dưỡng hiện đại

Vai trò của khoáng chất với cơ thể P3: Kali

Cập nhật750
0
0 0 0
Kali
vai trò của kali trong cơ thể
Kali trong máu có nồng độ bình thường là 3,5 – 5 mmol/l. Trong cơ thể, kali giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải, giúp duy trì hoạt động bình thường, đặc biệt là của hệ tim mạch, cơ bắp, tiêu hóa, tiết niệu.

– Chức năng và tác dụng chính của Kali:
  • Giúp cơ co lại, góp phần vào sự hoạt động bình thường của dây thần kinh. Kali giúp chuyển dưỡng chất đến tế bào và lấy đi chất thải của chúng. Kali giúp kiểm soát sự sản xuất hormon insullin, giúp kiểm soát đường trong máu. Kali còn giúp ổn định nhịp tim và kiểm soát lượng nước trong tế bào.
  • Kali giúp làm giảm mệt mỏi, ổn định huyết áp, kích hoạt các enzym, kiểm soát sự tạo ra năng lượng trong cơ thể, tăng oxy tới não giúp giảm trầm cảm. Kali còn hỗ trợ hệ tiêu hóa loại bỏ chất thải.
  • Mặt khác, kali cũng giúp ích cho cơ thể sản xuất ra protein từ các amino acid và biến đổi glucose thành glucogen (polysaccharide dự trữ chính của cơ thể) một nguồn năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể.
– Triệu chứng thiếu hụt Kali:
Do kali rất cần trong việc chuyển đường từ máu vào dự trữ ở các mô cơ và gan, nên thiếu kali sẽ khiến cơ không sử dụng được glycogen dự trữ để tạo năng lượng vận động, dẫn đến mệt mỏi và yếu cơ, đây là dấu hiệu đầu tiên của thiếu kali.
Những dấu hiệu thiếu kali khác là: Nôn mửa, tiêu chảy, các cơ bị yếu, tụt huyết áp, thường khát nước, sình bụng, giảm tập trung, dễ cáu gắt. tê chân, chuột rút, chậm phản xạ, mụn trứng cá, khô da, thay đổi tính tình, rối loạn nhịp tim,…
– Hàm lượng Kali cần cho cơ thể mỗi ngày:
0 – 5 tháng tuổi: 500 mg Kali/ngày; 5 – 11 tháng tuổi: 700 mg Kali/ngày; 1 tuổi: 1000 mg Kali/ ngày;
2-5 tuổi: 1400 mg kali/ ngày; 6 – 9 tuổi: 1600 mg kali/ngày; 10 – 18 tuổi: 2000 mg kali/ngày;
trên 18 tuổi: 2000 mg kali/ngày; Vận động viên: 3000 – 4000 mg kali/ngày (vận động nhiều, ra nhiều mồ hôi, mất nước nhiều, cần bổ sung 3 – 4g kali để giúp cơ thể cân bằng điện giải).
– Phòng thiếu hụt Kali bằng cách sử dụng thực phẩm chứa nhiều kali trong bữa ăn hàng ngày: chuối, cam, cà chua, rau bina, cải súp lơ, ớt, khoai tây, thịt gà, phomat vàng, rượu vang đỏ, thịt lợn nạc, thịt bò, đỗ các loại, gạo lứt, khoai tây, khoai lang, gạo, ngô, rau giền, bắp cải, cam, chanh,….
Thực phẩm giàu kali
 
Hàm lượng kali (mg) có trong thực phẩm là: 1 miếng đu đủ 360g có 796 mg Kali; 1 quả chuối có 235 mg Kali, 1 trái cam 350g có 270mg Kali; 1 miếng dưa hấu 250g có 270 mg Kali; 1 trái lê 250 g có 196 mg Kali; Đậu xanh (100g ăn được) có 1132 mg Kali; Mè (100g ăn được) có 508 Kali; Lá nốt (100g ăn được) có 598mg Kali; Rau lang (100g ăn được) có 498mg Kali; Rau dền (100g ăn được) có 476 mg Kali; Khoai tây (100g ăn được) có 396mg Kali.
Thức ăn giàu kali
Thực phẩm giàu Kali thường chứa ít Natri và ngược lại, vì vậy để cơ thể hấp thu tốt Kali thì nên tập thói quen ăn nhạt.
Khẩu phần dư thừa kali quá mức có thể gây hại và tác động đến tim, tuy nhiên chỉ xảy ra khi bị suy chức năng thận. Những người bị bệnh thận và hạ huyết áp nên hạn chế thực phẩm có nhiều kali, chỉ nên bổ sung hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.
Để giúp cơ thể hấp thu tốt kali nên dùng kèm với thực phẩm chứa nhiều kẽm và magie. Để đảm bảo đủ lượng kali tối thiểu bạn chỉ cần ăn đa dạng các thực phẩm tươi mỗi ngày như trên.
– Những người nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều Kali là: Người bị mất nước do tiêu chảy trầm trọng, người kiểm soát tiểu đường kém, người có khẩu phần năng lượng kém (dưới 800 calo/ngày), người nghiện rượu nặng, người đổ mồ hôi nhiều, người lao động nặng, người sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng, thuốc giảm đau aspirin, và những người có triệu chứng thiếu kali kể trên.
NguồnSưu tầm
Lượt xem25/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng